Vấn đề chứng minh tài chính, luôn làm các mọi người đau đầu khi làm thủ tục xin thị thực, bởi quy trình làm hồ sơ khá phức tạp. Với những trường hợp khó, việc bảo trợ tài chính được xem như cơ hội để ai cũng có thể ra nước ngoài học tập, làm việc và du lịch. Vậy với trường hợp du lịch Nhật Bản có được bảo trợ tài chính, để tăng tỷ lệ đậu visa không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Câu trả lời cho trường hợp bảo trợ tài chính khi du lịch Nhật Bản, là được phép và cần thiết, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm hồ sơ. Bởi Lãnh Sự sẽ xem xét khả năng chi trả các khoản phí, khi bạn sinh sống ở đây, nếu thỏa mãn điều kiện đặt ra, bạn sẽ nhận được visa dễ dàng và nhanh chóng.
Bạn có thể nhờ người quen, bảo trợ tài chính cho mình, nhưng họ cũng cần phải tuân thủ theo những quy định riêng từ phía Lãnh Sự.
Về người bảo trợ tài chính
- Giấy bảo lãnh và danh sách người xin thị thực (từ 2 người trở lên).
- Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh (nếu là doanh nghiệp tư nhân thì giấy phép kinh doanh, hoặc tờ khai nộp thuế).
- Giấy chứng minh thu nhập (một trong các loại giấy tờ sau)
- Giấy nộp thuế (có ghi rõ thu nhập)
- Giấy tờ khai báo nộp thuế, phải có giấy xác nhận của cơ quan thuế Nhật Bản.
- Giấy chứng nhận thu nhập (do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp)
- Giấy cư trú (bản ghi toàn bộ các hạng mục cả hộ gia đình).
- Riêng đối với người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản: Giấy cư trú, photo hai mặt Thẻ Cư trú, và photo hộ chiếu (tất cả các trang gồm trang chi tiết nhân thân, trang đóng dấu xuất nhập cảnh và dấu có liên quan đến việc cho phép lưu trú).

Lưu ý:
- Trong quá trình xử lý hồ sơ, Lãnh Sự sẽ không chấp nhận giấy xác nhận thu nhập được cấp bởi công ty.
- Nếu không xuất trình được các hồ sơ nói trên (giấy tờ chứng minh tài chính), thì phải xuất trình bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng, thể hiện các khoản chi tiêu trong thời gian 6 tháng.
Về người xin thị thực
- Passport còn hiệu lực.
- Đơn xin thị thực du lịch Nhật Bản, phải ghi rõ ngày xin visa và có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu.
- 1 hình 4,5x4,5 chụp trong 6 tháng gần đây.
- Giấy lý do mời: Bắt buộc phải có, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên có đóng dấu. Giấy này phải được gửi về từ Nhật qua đường bưu điện.
- Chương trình lưu trú: Ghi rõ thời gian ở Nhật gồm ngày giờ đến, ngày giờ đi, số hiệu chuyến bay, sân bay, ghi rõ địa chỉ lưu trú. Giấy này được viết bởi người mời hoặc người bảo lãnh.
Giấy tờ trong hồ sơ cần bản gốc đối chiếu, nên cần nộp kèm 1 bản sao không cần công chứng.
Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự Quán có thể yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác bổ sung trong hồ sơ thị thực du lịch Nhật Bản, các bạn nên chú ý theo dõi nhé.
Qua những thông tin trên đây, phần nào các bạn đã yên tâm hơn trong việc chứng minh tài chính của mình khi xin thị thực Nhật Bản. Qua đó, làm tăng cơ hội để mọi người có thể thực hiện kế hoạch cá nhân tại đất nước mặt trời mọc. Hãy chú ý tuân thủ các quy định trong việc bảo trợ tài chính khi du lịch Nhật Bản, để không gặp rắc rối trong quá trình xử lý hồ sơ bạn nhé.