Đặc trưng trong tính cách người Nhật trong công việc

Cương trực, thẳng thắn, rõ ràng là một trong những tính từ thường xuyên được nhắc đến khi nói về tính cách người Nhật. Tuy nhiên, những ai đã từng sinh sống tại đó chắc chắn sẽ thay đổi một số quan điểm về con người và đất nước Nhật Bản, vì có rất nhiều thứ không giống như chúng ta vẫn nghĩ. Nếu sắp phải làm việc tại công ty hoặc gặp đối tác thì những đặc trưng tính cách người Nhật dưới đây sẽ rất có ích đấy!

Đặc trưng trong tính cách người Nhật

Cá nhân từng người Nhật Bản đã góp phần tạo nên một xã hội phát triển cao và nề nếp. Vậy cụ thể tính cách người Nhật có những đặc trưng nào?

  • Người Nhật không hề thẳng thắn. Nếu như ai đã từng nghĩ như vậy thì nên thay đổi từ giờ nhé, khi muốn nói hoặc không hài lòng về một vấn đề nào đó, thay vì nói trực tiếp họ sẽ chọn cách trình bày khá vòng vèo đến khi bạn thốt lên "À, thì ra là thế!". Do khác biệt văn hóa nên có thể người Việt chúng ta thường không thích tính cách này trong quá trình làm việc hay giao tiếp thường ngày, nhưng đối với người Nhật đó là sự tôn trọng dành cho bạn.
  • Đề cao tinh thần tập thể. Có thể nói người Nhật hạ khá hạ thấp cái tôi của mình, vì cho rằng chỉ có tập thể mới giúp cộng đồng, đất nước phát triễn vừng mạnh và bền vững được. Điều này thể hiện rất rõ trong cách tuyển dụng nhân viên, thay vì chọn 1 người quá tự tin, cá tính mạnh thì nhà tuyển dụng có xu hướng ứng tuyển những người mà họ cho là biết cách làm việc nhóm, biết lắng nghe hướng dẫn của cấp trên.

Người Nhật luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao

Người Nhật luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao

  • Sòng phẳng không muốn nợ ai cái gì cả. Điều này tồn tại không chỉ trong mối quan hệ công sở mà ngay cả trong vấn đề tình cảm, giữa vợ chồng cũng như thế. Nghe có vẻ kì lạ nhưng đó lại là một đặc trưng trong tính cách của người Nhật đấy. 
  • Tính kỷ luật cao. Người Nhật luôn luôn tuân thủ nghiêm chỉnh qui định tại nơi làm việc, đặc biệt là về mặt thời gian. Nếu ở Việt Nam, đi trễ là chuyện bình thường thì tại Nhật lại là điều khó chấp nhận.
  • Dành sự tôn trọng cho những người có chí cầu tiến. Quản lý người Nhật luôn muốn nhìn thấy sự tiến bộ của nhân viên cấp dưới, có thể xuất phát điểm của bạn thấp nhưng nếu tiến bộ nhanh và sự tiến bộ ấy do tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp xung quanh thì họ rất hài lòng.
  • Sợ làm phiền đến người khác. Có lẽ câu nói nhiều nhất mà người Nhật nói trong đời là "Xin lỗi", không phải vì làm sai trái điều gì mà đơn giản trước khi làm bất kì việc gì có tác động đến người khác họ thường xin lỗi trước để tỏ ý tôi đã làm phiền.
  • Làm cái gì cũng phải có kế hoạch và lịch trình cụ thể. Ngay cả lịch trình cho cá nhân cũng rất chi tiết và cụ thể.

Vậy kinh nghiệm làm việc với người Nhật Bản như thế nào cho đúng?

  • Trong quan hệ làm ăn mình cũng nên sòng phẳng, đứng trên quan điểm cả 2 bên cùng có lợi thì làm việc với họ rất dễ.
  • Có thể xuất phát điểm không tốt lắm nhưng chỉ cần cố gắng là những cố gắng sẽ được sếp ghi nhận. Nếu có điều gì không hiểu chỉ cần mở lời, họ chắc chắn sẽ giúp đỡ rất nhiệt tình.
Khi làm việc với người Nhật cần nghiêm túc và đúng thời gian hẹn
Khi làm việc với người Nhật cần nghiêm túc và đúng thời gian hẹn
  • Trong quá trình làm việc, hoặc du học Nhật Bản giao tiếp trong cuộc sống thường ngày là điều không thể tránh khỏi. Bạn cần chú ý, hãy mang thái độ nghiêm chỉnh khi nói chuyện với người Nhật và tôn trọng các quy chuẩn mà họ đặt ra. 
  • Luôn luôn thể hiện mình là người dưới với các đối tác Nhật (cho dù họ cần mình hay mình cần họ), cần phải vô cùng khiêm tốn khi làm việc với Người Nhật
  • Người Nhật ưa sự chính xác nên khi nói chuyện với họ không được nói đoán, nói đùa, không được dịch bừa mà phải cực kỳ chính xác và đúng sự thật, nếu không hiểu thì đừng “đoán mò”.

Trên đây, có những điều khiến bạn bất ngờ về nước Nhật nhưng chúng ta không thể không thừa nhận rằng, một số tính cách truyền thống của người Nhật kể trên đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển hiện đại hóa của nước họ. Trên thực tế, nó đã tạo nên cơ cấu đạo đức của xã hội Nhật Bản hiện đại. Và những tích cách đó cũng chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp tục ảnh hưởng trong thế kỷ XXI này.